Skip to content

Món Ăn Thức Uống Không Thể Thiếu Trong Ngày Tết Nguyên Đán

Tết là dịp con người ta được về quây quần trong vòng tay ấm áp của gia đình. Ngày Tết, ta không còn phải lo toan tới công việc bộn bề. Ngày Tết, ta được sum vầy bên người thân để cùng chia vui sẻ buồn, cùng thưởng thức những thức uống, món ăn truyền thống của dân tộc mà ngày thường có thể đã bị quên lãng. Chén trà xanh thơm ngát ngọt hậu ngày tết tiếp đãi bạn đến chơi nhà, đĩa bánh chưng, bánh tét dẻo thơm, thanh giò chả đậm đà hương vị quê hương... trên bàn thờ gia tổ hay trong mâm cỗ đầu xuân bày tỏ hồn quê là nhịp cầu gắn kết con cháu với tổ tiên, là sợ tình kéo người với người thêm bền chặt.

 

Bánh Chưng

Bánh chưng là một loại thực phẩm làm từ gạo nếp, với nhân bánh đậu xanh và thịt lợn cùng với nhiều thành phần khác. Bánh chưng được bao phủ bởi lá xanh (thường là lá chuối),và vì hình dạng vuông vức nên người ta nói bánh chưng tượng trưng cho đất. Ngoài việc là món ăn truyền thống, bánh chưng được chọn làm thực phẩm chính cho dịp tết còn bởi có thể để được nhiều ngày trong thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam mà không bị hỏng (Bánh Chưng có thể tồn tại ở nhiệt độ phòng trong gần 1 tháng).

Bánh Chưng - Bánh Tét
Ảnh: Bánh Tét - Bánh Chưng

Ở miền Trung và miền Nam, người ta gói bánh tét. Bánh tét cũng được gói bằng lá chuối với các nguyên liệu giống như bánh chưng, chỉ khác là gói thành hình trụ dài chứ không phải hình vuông như bánh chưng. Khi ăn cắt thành từng khoanh, ở giữa nhân đậu xanh và thịt mỡ nổi lên như nhụy hoa. Bánh tét được coi là dạng nguyên thủy của bánh chưng. Là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Việt xưa. Lát bánh tét dẻo mềm, được ăn kèm với những lát dưa món giòn giòn, đậm đà đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng rất khó quên, khiến bao người con xa xứ nhớ nhung mỗi độ xuân về.

Giò Chả

Giò chả cũng là món ăn truyền thống trong ngày Tết, thường được dùng kèm với Xôi (gạo nếp) và Bánh Chưng. Về cơ bản, giò và chả khác nhau ở chỗ, giò hấp còn chả chiên. người Việt làm giò từ thịt nạc mỡ (cho giò đỡ khô),thêm nước mắm, tiêu trắng, các loại bột (bột nở, bột năng) và gói lại bằng lá chuối hoặc giấy bọc sau đó hấp trong nhiều giờ. Nguyên liệu làm chả cũng gần như tương tự, nhưng chả không gói lá, cũng không hấp lâu, người ta chỉ hấp tầm nửa tiếng rồi chiên qua dầu. Cũng bởi vậy mà chả mau hỏng hơn.

 

Có nhiều loại giò, giò lợn, giò gà, giò bò, tương ứng với loại thịt chọn làm. Không như Bánh Chưng chỉ gặp nhiều dịp lễ tết, giò chả phổ biến quanh năm.

Xôi

Xôi (Nếp) cũng quan trọng không kém, trên bàn thờ gia tiên tiền tổ ngày Tết chẳng thể thiếu món này. Cùng với bánh chưng, xôi là món chính trong dịp Tết. Các loại xôi phổ biến ngày tết là xôi Lạc (gạo nếp với lạc),Xôi Đỗ Xanh (gạo nếp với đậu xanh),Xôi gấc. Trong số ấy, xôi gấc được yêu thích nhất vì màu đỏ đặc biệt - tượng trưng cho năm mới may mắn và thịnh vượng. Xôi thường được ăn kèm giò chả hoặc hoặc thịt gà luộc trong bữa ăn Tết.

Xôi gấc - sắc đỏ may mắn trong mâm cỗ ngày Tết
Xôi gấc - sắc đỏ may mắn trong mâm cỗ ngày Tết

Thịt Gà

Thịt gà (thường là gà luộc) trong mâm cỗ tết sẽ được chặt nhỏ, xếp vào đĩa và vết chặt phải khéo, các miếng thịt đều nhau, xếp vào đĩa sao cho đẹp cũng là cả 1 nghệ thuật. Còn khi cúng tổ tiên, con gà chưa nên chặt, sau khi luộc thế nào thì để nguyên như thế. Ngày nhỏ, tôi hay thắc mắc với mẹ rằng, nếu không chặt gà mà cứ thế đem cúng, các cụ ăn như thế nào? Bà chỉ ân cần đáp rằng, bà không thực sự hiểu tại sao, nhưng có lẽ để con gà như thế còn mang ý nghĩa về sự đủ đầy, vẹn nguyên. Gà luộc luôn đi với lá chanh thái nhỏ chấm muối tiêu chanh. Nước luộc gà (và cả xương, chân, cánh, cổ, đầu) dùng để nấu canh hay soup đều ngọt thơm tròn vị.
 

Dạo gần đây, nhiều người đặt ra câu hỏi gây tranh cãi, năm 2017 là năm Đinh Dậu, vậy giao thừa có nên cúng gà hay không? Tham khảo ý kiến của một số người có hiểu biết về phong thủy, tôi nhận được câu trả lời rằng: Quan niệm cúng cỗ đêm Giao thừa là một hình thức lễ nghi nhằm hướng tới yếu tố Chân, Thiện, Mỹ. Vì vậy, gia chủ không nhất thiết phải kiêng kị cúng thịt gà. Tuy nhiên, mâm cỗ cúng đêm Giao thừa nên là cỗ chay để thể hiện sự thanh cao trong mâm cỗ. Hơn nữa, việc cúng đồ chay sẽ giản tiện, ít tốn kém và dồn ứ thực phẩm trong ngày Tết.

Mứt

Mứt Tết thường được dùng để ăn nhẹ hoặc tiếp khách, kèm trà. Không giống như mứt phương Tây - thường là ở dạng sệt và ăn kèm bánh mì, mứt Việt là chủ yếu ở dạng hoa quả sấy khô, hay từ 1 số loại hạt (hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt dưa hấu). Sự đa dạng trong nguyên liệu làm mứt, cũng làm cho hương vị của mứt phong phú đặc trưng: dừa, cam, gừng, cà rốt, dừa, dứa, bí đỏ, hạt sen, khế, khoai lang... Ngày nay, bánh ngọt và kẹo dần thay thế mứt trong dịp tết do tính tiện nghi và tính kinh tế, nhưng mứt vẫn được yêu thích ưa chuộng.

Trà

Cuộc sống đi lên với nhịp điệu hối hả vội vã, con người quen nhiều thức uống văn minh thành phố, thì bát chè xanh xứ mình vẫn là góc “hồn quê” ấm áp tình người. Dịp lễ tết có mấy ai tiếp khách mà không pha trà? Nét văn hóa thưởng trà ấy không chỉ thể hiện trà là một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày trong mỗi độ Tết đến, Xuân về mà còn trở thành một phong tục tập quán, một thú vui thanh tao của người Việt.
 

Chè sạch Kim Tuyên 200gram - Hộp Cứng - 65.000đ

Dịp xuân về tết đến, thưởng chén trà sạch xanh trong ngọt đắng, thơm thơm để chúc nhau năm mới an lành, thịnh vượng và hạnh phúc.
Tham khảo các sản phẩm chè sạch Tam Đường tại đây.

 
Chủ đề:
tràtết
5/5 (1 bầu chọn)